Phương pháp diệt côn trùng không độc chất
Các côn trùng như ruồi, muỗi, bọ, mọt, gián,… và cả chuột thường là những vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm, đặc biệt phát triển mạnh trong mùa hè nắng nóng. Dưới đây là những kinh nghiệm dân gian đơn giản, dễ làm, không độc hại nhưng rất hiệu quả trong việc diệt côn trùng.
Diệt gián: Dùng lá thơm, loại lá mà người ta thêm 2,3 lá vào nồi bò kho cho thơm. Nhét những là khô đó vào những kẽ mà gián hay xuất hiện về đêm. Các con gián rất kỵ mùi lá thơm nàyRải phèn chua bột xung quanh nơi đựng thức ăn, tủ, bồn rửa bát hay rửa mặt cũng làm cho gián không dám bò vào.
Để bắt gián, ta có thể cho một ít khoai hoặc bia vào trong chai, lọ rồi xoa lớp mỡ mỏng lên miệng chai, chẳng bao lâu sau gián sẽ tự bò vào rất nhiều.
Diệt ruồi: Có thể sử dụng loại băng keo dính hai mặt chuyên diệt ruồi. Loại băng keo này có mùi mật thơm nên rất thu hút ruồi. Vỏ bưởi phơi khô cũng có thể đuổi ruồi.
Diệt ve và bọ chét: Trên các con vật nuôi trong nhà có rất nhiều ve và bọ chét. Chúng có thể đốt người và truyền một số bệnh. Do đó, bạn nên dùng các loại xà phòng và dầu gội đầu diệt trùng để “tắm” cho vật nuôi. Mùi hương của vỏ cam cũng có tác dụng xua đuổi ve và bọ chét.
Diệt muỗi: Muốn đuổi muỗi ra khỏi phòng ngủ, bạn hãy đốt vài miếng vỏ cam hay vỏ quýt phơi khô trong nồi đất nhỏ rồi sau đó khép cửa vài phút, muỗi sẽ không còn vo ve trong phòng nữa.
Ngoài ra, bạn có thể làm theo một số cách sau:Cho độ 5-10 ml nước đường hoặc bia vào chai, lắc mạnh rồi đặt ở nơi nhiều muỗi. Ngửi thấy mùi này, muỗi sẽ bay vào và không biết đường ra hoặc bật máy hút bụi, chờ khi tốc độ quay đạt đến độ cao nhất, đưa đầu hút bụi vào nơi có muỗi. Chúng sẽ bị hút vào và chết.
Hiện nay có một số cây có thể muỗi như loài hoa cúc, cây sả, cây mần tưới, cây ngũ gia bì. Và ngay cả các loài vỏ cam, chanh… cũng có khả năng trên. Cụ thể, các loài cây thuộc họ hoa cúc như hoa cúc đại đóa, hoa cúc dại… đều có tinh chất thuộc nhóm pyrethroid. Chất này đã được nhiều hãng hóa chất nghiên cứu và chiết xuất để tạo nên thuốc diệt muỗi và côn trùng. Cây sả ngoài tác dụng xua muỗi còn có khả năng đuổi côn trùng và ngăn rắn vào nhà. Cây mần tưới chứa tinh chất có khả năng diệt các loài mạt, rận và xua đuổi muỗi. Riêng cây ngũ gia bì ngoài tác dụng đuổi muỗi còn có thể dùng để nấu canh hay làm cây cảnh trong nhà.
Các loài hoa, lá nên vò dập, cho vào túi lưới treo tại các góc trong nhà. Ngoài ra, có thể hái lá, phơi khô, xay nhỏ trộn lẫn mụn cưa làm hương muỗi, hoặc phơi lá khô, xông đốt để khói bay vào nhà đuổi muỗi ra. Với các cách làm này, tùy vào sức lan tỏa có thể xua muỗi vào nhà khoảng 1 tuần/ lần, sau đó thay bằng lượt lá mới.
Diệt rệp: Có thể diệt rệp theo kinh nghiệm dân gian, dùng một phần hoa hồi, hai phần bồ kết đem tán nhỏ, hòa với nước điếu rồi nhỏ vào các khe kẽ giường có rệp; hoặc lấy cây thuốc lào tươi rải khắp giường rồi trải chiếu lên; có thể dùng lá thuốc lào khô tán nhỏ, rắc vào khe giường hoặc đốt lùa khói vào khe giường. Các biện pháp trên có tác dụng làm cho rệp chui ra để diệt.
Ngoài ra, PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trước đây người ta hay sử dụng băng phiến để diệt gián, ngày nay là các loại thuốc diệt côn trùng tràn lan trên thị trường Nếu biết cách, người dân hoàn toàn có thể tận dụng những vật dụng trong nhà để diệt côn trùng. Đơn giản nhất như thay vì dùng băng phiến, nên đặt những túi may bằng vải mutxơlin đựng vỏ chanh khô hoặc những miếng bông thấm nước chứa tinh dầu oải hương, húng, hương thảo, kinh giới hoặc rượu long não vào tủ quần áo.
Theo GS Bùi Công Hiển, khoa Sinh thuộc trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, có thể sử dụng bồ kết phơi khô, cây hương nhu, cây gỗ thơm, vỏ bưởi, bã mía… đốt tạo khói trong nhà. Lưu ý chỉ đốt với số lượng vừa phải để tạo ra một làn khói thoang thoảng trong nhà, tránh bị ngạt. Có thể đốt vào thời điểm buổi chiều tối hoặc trước khi đi ngủ. Nhà sẽ có mùi thơm của tự nhiên, đồng thời ruồi, muỗi, gián, kiến cũng như các loại côn trùng sẽ không có chỗ ẩn náu và buộc phải bay ra khỏi nhà.
Nếu không có các loại vật liệu để đốt thì có thể tùy từng loài côn trùng muốn diệt mà có những mẹo riêng. Diệt ruồi bằng cách lấy tỏi đun trong nước sôi rồi cắt thành từng miếng trộn với vài miếng đinh hương để trong những đĩa nhỏ. Dùng hạt tiêu, hoa hồi cho vào vải gói lại, đặt vào hũ để bột gạo, đậy kín nắp, mọt sẽ không tấn công nữa. Chanh có nhiều axit, có thể vắt chanh tươi vào tổ kiến hay chỗ kiến tập trung hoặc rắc vỏ chanh băm nhỏ lên đó thì đàn kiến sẽ tự tan rã và bỏ đi. Ngoài ra người ta còn rắc lên tổ kiến bã cà phê, bột than củi, phấn rôm hoặc tiêu bột…
Dịch vụ diệt mối mọt | dịch vụ diệt mối tận gốc | Diệt mối tận gốc công nghệ Mỹ| dịch vụ chống mối xây dựng| Cách phát hiện tổ mối| chống mối cho công trình đã hoàn thiện | Hướng dẫn cách tự diệt mối tại nhà| dịch vụ diệt côn trùng | dịch vụ diệt muỗi | dịch vụ diệt gián | dịch vụ diệt kiến | keo diệt chuột | trừ mối | trừgián | diệt ruồi | diệt muỗi | diệt gián | diệt nhện | diệt côn trùng | hoá chất diệt côn trùng | thuốc diệt chuột | thuốc diệt côn trùng | hoá chất diệt mối | phòng chống mối mọt | phun thuốc xử lý côn trùng | diệt mối tận gốc | diệt mối giá rẻ | dịch vụ diệt mối | phòng mối công trình | diệt mối tận gốc tại tphcm | diệt mối tận gốc bình dương |diệt mối tận gốc đồng nai | diệt mối tại nhà | diệt côn trùng tphcm | diệt côn trùng đồng nai | diệt côn trùng bình dương| phun sát trùng diệt vizut | Chống dịch conona| thuốc diệt mối PMC - 90 | thuốc diệt mối Termize 50EC | thuốc diệt mối AGENDA 25EC | Thuốc khử trùng mọt Quick fhos 56% | thuốc diệt côn trùng PERMECIDE 50EC | Thuốc diệt côn trùng Fendona 10SC | Thuốc diệt côn trùng Hantox 200 | Thuốc diệt côn trùng Map permethrin 50EC| thuốc diệt mối Mythic 240SC | Thuốc diệt mọt Cislin 25EC | thuốc diệt chuột Storm 0.005% | thuốc diệt ruồi Topfly 10WG| Chloramim B - Chất khử trùng diệt vizut | Thuốc Diệt Gián Đức Cleanbait Power |